Chiều cao và cân nặng là những tiêu chí đánh giá hàng đầu về khả năng phát triển thể chất của trẻ. Cha mẹ cần theo dõi tiến trình tăng trưởng của con theo thời gian để kịp thời phát hiện những điều bất thường cũng như có cách xử lý kịp thời. Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ theo độ tuổi giúp phụ huynh dễ dàng kiểm tra tình trạng của con.
Vì sao cần theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ?
Chiều cao và cân nặng của trẻ liên tục thay đổi trong những năm tháng đầu đời. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Kết quả chiều cao cân nặng có thể không giống nhau giữa những trẻ cùng độ tuổi do các yếu tố về dinh dưỡng, môi trường sống, thói quen sinh hoạt… Việc theo dõi quá trình phát triển thể chất của trẻ giúp cha mẹ nắm được một số vấn đề:
- Con có đang đạt chuẩn chiều cao, cân nặng ở độ tuổi này không?
- Tốc độ tăng trưởng của trẻ.
- Những thay đổi bất thường về chiều cao, cân nặng của trẻ như thừa cân, thiếu cân, béo phì, suy dinh dưỡng, thấp lùn…
- Phát hiện kịp thời bệnh tình của trẻ biểu hiện qua tình trạng cân nặng, chiều cao.
Những tiêu chí đánh giá sự phát triển chiều cao của trẻ
Quá trình phát triển chiều cao của mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng, di truyền, vận động, giấc ngủ, thói quen sống… Một số tiêu chí đánh giá dựa vào:
- Giới tính của trẻ: Nam giới có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữ giới.
- Cân nặng của trẻ: Dựa vào mức cân nặng mà các chuyên gia dinh dưỡng có thể dự đoán tốc độ tăng chiều cao của trẻ.
- Chỉ số BMI: Tỷ lệ chiều cao, cân nặng cho thấy tình trạng phát triển chiều cao của trẻ.
Cách đo chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ chính xác
Có nhiều loại cân chuyên dụng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ nhằm mục đích dễ dàng cho mẹ khi đo cân nặng cho con chính xác. Trẻ sơ sinh có thể cân bằng phương pháp nằm, đo mỗi tháng một lần vì đây là giai đoạn trẻ lớn lên từng ngày. Trẻ trên 3 tuổi có thể cân bằng các loại cân bình thường tại phòng khám hoặc cân gia đình. Một số lưu ý khi cân để đảm bảo chính xác mẹ cần nắm:
- Đo vào buổi sáng để lấy số cân chính xác (trẻ chưa ăn uống và đã đi tiểu).
- Trẻ không mang theo người các loại vật nặng như balo, giày, dép…
- Trừ đi khoảng lượng quần áo con mặc (200 – 400 gram)
- So sánh với bảng đo chiều cao cân nặng để kiểm tra mức cân nặng hiện tại của con đã đạt chuẩn chưa.
Đối với đo chiều cao, mẹ lưu ý:
- Đo vào buổi sáng sớm vì sau khi ngủ một giấc dài, chiều cao của trẻ đạt tối đa.
- Đo bằng thước đo chuyên dụng đối với trẻ sơ sinh (đo bằng cách để trẻ nằm ngửa).
- Trẻ khi đo chiều cao cần bỏ mũ, giày, dép, đứng thẳng người…
- Đo 3 tháng 1 lần và so sánh với bảng chiều cao chuẩn theo độ tuổi để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe hợp lý.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 – 18 tuổi
Giai đoạn sơ sinh
THÁNG | NỮ | NAM | ||
Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | |
0 tháng | 3,2 kg | 49,1 cm | 3,3 kg | 47,9 cm |
1 tháng | 4,2 kg | 53,7 cm | 4,5 kg | 52,7 cm |
2 tháng | 5,1 kg | 57,1 cm | 5,6 kg | 56,4 cm |
3 tháng | 5,8 kg | 59,8 cm | 6,4 kg | 59,3 cm |
4 tháng | 6,4 kg | 62,1 cm | 7 kg | 61,7 cm |
5 tháng | 6,9 kg | 64 cm | 7,5 kg | 63,7 cm |
6 tháng | 7,3 kg | 65,7 cm | 7,9 kg | 65,4 cm |
7 tháng | 7,6 kg | 67,3 cm | 8,3 kg | 66,9 cm |
8 tháng | 7,9 kg | 68,7 cm | 8,6 kg | 68,3 cm |
9 tháng | 8,2 kg | 70,1 cm | 8,9 kg | 69,6 cm |
10 tháng | 8,5 kg | 71,5 cm | 9,2 kg | 70,9 cm |
11 tháng | 8,7 kg | 72,8 cm | 9,4 kg | 72,1 cm |
12 tháng | 8,9 kg | 74 cm | 9,6 kg | 73,3 cm |
13 tháng | 9,5 kg | 75,1 cm | 9,9 kg | 76,9 cm |
14 tháng | 9,7 kg | 76,4 cm | 10,1 kg | 77,9 cm |
15 tháng | 9,9 kg | 77,7 cm | 10,3 kg | 79,2 cm |
16 tháng | 10,2 kg | 78,4 cm | 10,5 kg | 80,2 cm |
17 tháng | 10,4 kg | 79,7 cm | 10,7 kg | 81,2 cm |
18 tháng | 10,6 kg | 80,7 cm | 10,9 kg | 82,2 cm |
19 tháng | 10,8 kg | 81,7 cm | 11,2 kg | 83,3 cm |
20 tháng | 11 kg | 82,8 cm | 11,3 kg | 84 cm |
21 tháng | 11,3 kg | 83,5 cm | 11,5 kg | 85 cm |
22 tháng | 11,5 kg | 84,8 cm | 11,7 kg | 86,1 cm |
23 tháng | 11,7 kg | 85,1 cm | 11,9 kg | 86,8 cm |
2 tuổi | 12 kg | 85,5 cm | 12,5 kg | 86,8 cm |
3 tuổi | 14,2 kg | 94 cm | 14 kg | 95,2 cm |
Giai đoạn 4 – 10 tuổi
TUỔI | NỮ | NAM | ||
Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | |
4 tuổi | 15,4 kg | 100,3 cm | 16,3 kg | 102,3 cm |
5 tuổi | 17,9 kg | 107,9 cm | 18,4 kg | 109,2 cm |
6 tuổi | 19,9 kg | 115,5 cm | 20,6 kg | 115,5 cm |
7 tuổi | 22,4 kg | 121,1 cm | 22,9 kg | 121,9 cm |
8 tuổi | 25,8 kg | 128,2 cm | 25,6 kg | 128 cm |
9 tuổi | 28,1 kg | 133,3 cm | 28,6 kg | 133,3 cm |
10 tuổi | 31,9 kg | 138,4 cm | 32 kg | 138,4 cm |
Giai đoạn 11 – 18 tuổi
TUỔI | NỮ | NAM | ||
Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | |
11 tuổi | 36,9 kg | 144 cm | 35,6 kg | 143,5 cm |
12 tuổi | 41,5 kg | 149,8 cm | 39,9 kg | 149,1 cm |
13 tuổi | 45,8 kg | 156,7 cm | 45,3 kg | 156,2 cm |
14 tuổi | 47,6 kg | 158,7 cm | 50,8 kg | 163,8 cm |
15 tuổi | 52,1 kg | 159,7 cm | 56 kg | 170,1 cm |
16 tuổi | 53,5 kg | 162,5 cm | 60,8 kg | 173,4 cm |
17 tuổi | 54,4 kg | 162,5 cm | 64,4 kg | 175,2 cm |
18 tuổi | 56,7 kg | 163 cm | 66,9 kg | 175,7 cm |
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ mà mẹ cần biết
Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả về khách quan lẫn chủ quan, cụ thể như:
Yếu tố di truyền
Di truyền từ cha mẹ ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ khoảng 23%. Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chí hàng đầu trong đánh giá. Cha mẹ thấp lùn hoàn toàn có thể nuôi con cao lớn nhờ chăm sóc dinh dưỡng khoa học, cũng như cho con thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng tác động đến 32% chiều cao của trẻ, cũng là yếu tố quan trọng nhất để trẻ có thể đạt chuẩn chiều cao. Những trẻ được nuôi dưỡng với bữa ăn giàu dưỡng chất, đảm bảo hàm lượng khoa học và cân bằng sẽ có điều kiện phát triển chiều cao tốt hơn. Trong khi đó trẻ suy dinh dưỡng, ăn uống thiếu khoa học, ốm còi sẽ khó tăng trưởng chiều cao đúng với tốc độ tối ưu.
Thói quen vận động
Những trẻ thường xuyên chơi thể thao, tập thể dục thường có hệ xương khớp khỏe mạnh, toàn thân được rèn luyện. Vận động giúp trẻ đạt được 20% điều kiện tăng trưởng tối ưu về chiều cao. Trẻ lười vận động lâu ngày dẫn tới hạn chế phạm vi hoạt động, thậm chí có thể dẫn tới thụ động, Lúc này, xương không có sự kích thích sẽ gặp khó khăn để phát triển mạnh mẽ.
Tình trạng bệnh lý
Béo phì, thừa cân khiến lượng mỡ thừa đè ép lên cơ quan xương khớp, xương khó tăng trưởng. Ốm còi cũng là biểu hiện của tình trạng kém hấp thụ dinh dưỡng, cơ thể không đủ chất để nuôi dưỡng xương. Một số trẻ mắc bệnh đặc biệt như hội chứng turner, down, thiếu nội tiết tố tăng trưởng… cũng chậm phát triển hơn trẻ bình thường. Việc sử dụng thuốc chữa bệnh có khả năng kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Cải thiện giấc ngủ
Trẻ em mẫu giáo cần ngủ khoảng 10 đến 12 tiếng rưỡi mỗi đêm (với giấc ngủ ngắn giảm dần và cuối cùng biến mất vào khoảng 5 tuổi), và trẻ em ở độ tuổi tiểu học lớn hơn cần 9 tiếng rưỡi đến 11 tiếng rưỡi mỗi đêm. Nhu cầu ngủ của từng cá nhân, một số trẻ có nhu cầu ít hơn hoặc nhiều hơn một chút so với các bạn cùng lứa tuổi.
Nếu không có giấc ngủ đầy đủ, trẻ có thể gặp phải các vấn đề về tăng trưởng bởi quá trình sản sinh hormone tăng trưởng bị gián đoạn.
Trẻ ngủ không đủ giấc cũng cho thấy những thay đổi khác về mức độ hormone lưu thông trong cơ thể. Các hormone điều chỉnh cảm giác đói và thèm ăn có thể bị ảnh hưởng, khiến trẻ ăn quá nhiều và có sở thích ăn nhiều carbs. Hơn nữa, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa các loại thực phẩm này, gây ra tình trạng kháng insulin, có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
Thiếu ngủ vào ban đêm cũng có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng vận động và khả năng tập trung vào ban ngày, dẫn đến nhiều tai nạn và các vấn đề về hành vi hơn, đồng thời kết quả học tập kém ở trường.
Môi trường sống
Môi trường sống ô nhiễm không khí, nguồn nước bẩn, tiếng ồn thường xuyên… ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Những gia đình sống ở khu vực này có con trẻ thường xuyên mắc bệnh, trẻ không đạt được mức chuẩn chiều cao theo độ tuổi. Trong khi đó, những trẻ sống môi trường trong lành lại có khả năng phát triển chiều cao thuận lợi hơn.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo từng độ tuổi giúp cha mẹ dễ dàng kiểm tra tình hình phát triển thể chất của con. Đây cũng là những con số đã được nghiên cứu, thống kê ở những trẻ khỏe mạnh. Nếu con bạn chưa đạt được như những chỉ số này, hãy nhanh chóng lên kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng khoa học, khuyến khích con vận động, ngủ đủ giấc… để sớm đạt mức chuẩn cân nặng, chiều cao nhé.
- Tin liên quan: Tìm hiểu chi tiết về chiều cao chuẩn của nam giới